Mẫu đơn xin việc, mẫu cv hay

Bạn đang tìm kiếm những mẫu đơn xin việc để ứng tuyển việc làm hay một mẫu CV chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn việc đó.Làm thế nào để có một bản đơn xin việc hay CV chuyên nghiệp và có thể lọt vào mắt nhà tuyển dụng, trước tiên ta cần hiểu rõ chúng là gì! Tôi cũng sẽ cung cấp các mẫu đơn xin việc, đơn xin việc viết tay, cv ở cuối bài viết để bạn có thể download về và tham khảo.
mau don xin viec Download mẫu đơn xin việc, mẫu cv hay

Mẫu đơn xin việc

Bài viết sẽ chia là 2 phần chính để các bạn tiện download.Phần 1 là các mẫu đơn xin việc, Phần 2 là các mẫ CV
I.Đơn xin việc
Download 1 số mẫu đơn xin việc chất lượng:

1.Mẫu đơn xin việc số 1: Download

2.Mẫu đơn xin việc số 2: Download

3.Mẫu đơn xin việc số 3: Download

4.Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường: Download

5.Mẫu đơn xin việc cho người đã có kinh nghiệm: Download

6.Mẫu đơn xin việc tiếng anh cho người đã có kinh nghiệm: Download

7.Mẫu đơn xin việc dài hạn: Download

Đơn xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng, tiếng Anh gọi tắt là Cover Letter. Lá đơn xin việc này cũng bao gồm cả lý lịch tóm tắt cá nhân nên mới có tên gọi như vậy. Tác dụng của đơn xin việc cũng giống như lý lịch cá nhân; nhưng về nội dung, nó sẽ hỗ trợ cho lý lịch tóm tắt cá nhân.
Mục đích của đơn xin việc không phải là trực tiếp xin được vị trí công việc mà là khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, qua đó làm cho nhà tuyển dụng có những hành động thực tế, và người xin việc sẽ giành chiến thắng với mục đích được tham gia phỏng vấn.
Đặc điểm của đơn xin việc:
  • Cá tính hóa: Tuy nội dung và hình thức của đơn xin việc có yêu cầu và quy định nhất định, nhưng để đạt
    được mục đích làm cho nhà tuyển dụng chú ý và thích thú thì hãy cố gắng viết
    thật sinh động, thân mật, thể hiện rõ cá tính của người viết.
  • Tính chủ quan: Hãy diễn đạt ý muốn và nguyện vọng chủ quan của người xin việc.
  • Tính đơn giản và nhạy bén:Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại cách dùng từ, và cũng không được
    lặp lại lý lịch tóm tắt của cá nhân.
Kết cấu của đơn xin việc:
Về hình thức, đơn xin việc không khác gì các loại thư từ bình thường và thư từ công vụ khác. Mẫu đơn xin việc theo tiếng Anh thường có: đầu thư, ngày, tháng, địa chỉ người nhận thư, cách xưng hô, nội dung chính, kết thúc và những câu nói ấn tượng mang tính xã giao, ký tên. Đầu thư có thể Tham khảo ở lý lịch cá nhân (bao gồm tên họ, địa chỉ điện thoại) số bưu điện, hộp thư điện tử), còn các mục khác thì có thể Tham khảo mẫu của các loại thư từ viết bằng tiếng Anh khác.
Nội dung của đơn xin việc:
Bao gồm 3 phần sau:
Diễn đạt ý muốn được chấp nhận vào làm việc, đồng thời cũng cần phải nhắc đến những cơ quan thông tin đại chúng, trung tâm hoặc người giới thiệu thông tin việc làm cho mình.
Hãy nới rõ về năng lực chuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của bản thân, nhằm đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hãy đề nghị công ty tuyển dụng có hồi âm để tiến tới tiếp xúc (như thi phỏng vấn, thi viết).
Yêu cầu đối với việc trình bày:
Nội dung cần phải thực tế: Trước khi viết cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Như phần trước chúng tôi đã nói là cần phải tỏ rõ sự quan tâm, tự hào, trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc.
Tránh cứng nhắc. Khi viết cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn và có thái độ chân thành, hợp tác.
Viết theo yêu cầu công việc: Khi nói về lý lịch cá nhân, chúng tôi đã đề cập lý lịch cá nhân là một văn bản có thứ tự. Tuy chúng ta có sử dụng một số cách để văn bản hấp dẫn hơn, nhưng kết cấu cơ bản vẫn không thay đổi. Đơn xin việc thì không như vậy, bạn có đất để tự phát huy, nội dung kết cấu thì linh hoạt, nhiều thay đổi. Vì vậy làm thế để phát huy được ưu thế của đơn xin việc, nhằm làm cho bản thân nổi bật hơn những người xin việc khác là điều quan trọng nhất.
Thực tế đã chứng minh, viết theo công việc có tác dụng rất lớn. Nó mang tính khái quát nhanh, làm nổi bật hình ảnh của cá nhân, vừa đơn giản, ngắn gọn mà hiệu quả đạt được lại rất cao.



Đây là một mẫu chuẩn của đơn xin việc (Application Form):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————- o0o —————-
Hồ Chí Minh, ngày  tháng  năm  2013

ĐƠN XIN VIỆC LÀM


Kính gởi :
Tôi tên là : …………………………….
Sinh ngày : …………………………….
Nơi sinh : …………………………….
Hộ khẩu thường trú :…………………………  
Tạm trú dài hạn :…………………………. 
Số điện thoại liên hệ :………………
Được biết Quý Công ty đang có nhu cầu tìm kiếm Ứng viên cho chức danh Tổng Giám đốc nhằm mục tiêu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động trong thời gian tới, bản thân Tôi mong muốn được cùng đồng hành với Quý Công ty trong mục tiêu phát triển với chức danh này.
Sau hơn 10 năm công tác, với xuất phát điểm từ chuyên ngành đào tạo ….do vậy Tôi đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong công tác tổ chức quản lý hệ thống hoạt động để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu mà Quý Công ty mong muốn ở Ứng viên cho chức danh tuyển dụng.
Thế mạnh của Tôi là …….Tôi tin rằng có thể giúp Công ty đạt được những mục tiêu đề ra.
Hợp tác – gắn bó – theo đuổi mục tiêu phát triển trên nền tảng năng lực và trí tuệ, Tôi khẳng định có thể làm hài lòng tất cả những yêu cầu cao nhất của Quý Công ty đang mong muốn. Rất mong nhận được sự hồi âm và sẵn sàng tiếp xúc với Quý Công ty để biết thêm thông tin có liên quan ( Vui lòng xem thêm bảng tự giới thiệu Cá nhân đính kèm ).
Trân trọng,
NGƯỜI ỨNG TUYỂN
II.CV ( curriculum vitae)
mau cv Download mẫu đơn xin việc, mẫu cv hay
mẫu cv xin việc
Download 1 số mẫu cv việc chất lượng:

1.Mẫu CV số 1: Download

2.Mẫu CV số 2: Download

3.Mẫu CV tiếng anh số 1: Download

4.Mẫu CV tiếng anh số 2: Download

5.Mẫu CV tiếng anh số 3: Download

6.Mẫu CV tiếng anh số 4: Download

7.Mẫu CV truyền thống: Download

8.Mẫu CV cho người tìm việc mới tốt nghiệp: Download

9.Mẫu CV cho người đã có kinh nghiệm: Download

CV ( curriculum vitae) là một sơ yếu lý lịch, còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, là một văn bản tóm tắt hay liệt kê các kinh nghiệm làm việc và quá trình giáo dục của một cá nhân, thường là một phần quan trọng trong hồ sơ xin việc làm. Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc; nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người thuê nhân công và nên được chuẩn bị cẩn thận bởi ứng viên.
Đặc điểm chung của CV:
Một sơ yếu lý lịch nói chung là ngắn gọn (một hoặc hai trang), chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một số sơ yếu lý lịch dùng các từ khóa mà người thuê nhân công có thể đang tìm, có xu hướng tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt huyết.
Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian; ngược hoặc xuôi. Tuy nhiên, có sơ yếu lý lịch sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, ví dụ như cho sinh viên chưa có bề dày làm việc, nhưng muốn nhấn mạnh các nhóm kỹ năng thu được qua các khóa học và đợt thực tập.
Các sơ yếu lý lịch hay có thêm mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản) do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.
Có rất nhiều người không biết CV là gì? Và cũng không ít người khi viết CV không biết bắt đầu từ đâu và phải bao hàm những nội dung gì? CV là bản sơ yếu lý lịch bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây:
1. Personal details (Thông tin cá nhân)
Phần này giúp công ty có thể dễ dàng liên lạc với bạn.
* Name (Tên): Họ viết trước, tên viết sau. Đối với những nước nói tiếng Anh, tên (first name) viết trước, họ (surname) viết sau. Người ta thường không viết toàn bộ last name bằng chữ in hoa.
* Address (Địa chỉ): Bạn cần ghi địa chỉ nhà ở, nơi bạn học/ làm việc để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn.
* Telephone number (số điện thoại): Bạn nên ghi cả mã nước – Ví dụ: Pháp: 33 để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Cần ghi cả số điện thoại di động và địa chỉ e-mail nếu bạn có.
* Dates (Ngày/tháng/năm): Bạn phải chú ý là có một vài nước dùng trật tự tháng/ngày/năm, trong khi các nước khác lại viết theo trật tự ngày/tháng/năm. Để tránh nhầm lẫn, hãy chú ý khi bạn ghi ngày tháng bằng chữ số.
Không nhất thiết phải điền tất cả thông tin cá nhân. Ở châu Âu ngày sinh là rất cần thiết vì thế mà CV của nó có cả mục này. Tuy nhiên, vẫn có một số công ty muốn biết bạn đã kết hôn chưa? Nếu bạn không phải là người châu Âu thì phải khai quốc tịch vì có thể một lúc nào đó bạn phải thông báo cho công ty biết bạn cần visa.
2. Job Objective (Mục tiêu nghề nghiệp)
Phần này làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến mục đích của bạn. Objective là phần quan trọng bởi vì nó cho nhà tuyển dụng biết bạn đang tìm kiếm điều gì với công việc này?
Phần Education, Professional experience theo sau phần Objective, bạn cần nêu các kỹ năng hoặc kinh nghiệm hỗ trợ cho Objective. Ví dụ, nếu bạn muốn xin đi dạy ở một trường nào đó, bạn phải thể hiện rằng bạn có những kinh nghiệm liên quan đến dạy học.
3. Education (Trình độ và bằng cấp)
Phần này trình bày quá trình học tập và các bẳng cấp mà bạn có.
Không nhất thiết phải trình bày toàn bộ quá trình học tập của bản thân. Chỉ nên trình bày những gì hỗ trợ cho phần Objective như bằng cấp, tên trường, các khóa học tham gia, v.v
Ví dụ:
Đối với bằng cử nhân:
Ø Bachelor of Science, Bachelor of Arts, v.v
Đối với bằng thạc sỹ:
Ø Master of Science, Master of Arts, v.v.
4. Professional experience (Kinh nghiệm chuyên môn)
Mục đích của phần này là nhằm nhấn mạnh các kỹ năng cần có cho vị trí mà bạn đang tìm.
Nên điền ngày, tháng, năm làm việc; tên và địa điểm của công ty; hoạt động của công ty và nhiệm vụ của bạn ở công ty đó là gì? Nhớ liên hệ kinh nghiệm làm việc với mục Objective.
5. Computer skills (Kỹ năng tin học)
Nên trình bày chính xác những gì bạn đã làm liên quan đến máy tính, không nên chỉ kể tên các kỹ năng bạn có.
6. Language skills (Các kỹ năng ngôn ngữ)
Mục đích của phần này là nhằm làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến ngoại ngữ mà bạn biết, vì thế hãy trình bãy rõ các kỹ năng ngôn ngữ mà bạn có.
7. Extracurricular activities (Các hoạt động ngoại khóa)
Phần này cho phép bạn thể hiện các kỹ năng như là teamwork (khả năng làm việc nhóm), competitive spirit (tinh thần cạnh tranh), nó bổ sung cho kinh nghiệm làm việc của bạn hoặc thay thế nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc.
8. Reference
Phần này cho nhà tuyển dụng biết những người sẽ bảo đảm cho những thông tin mà bạn đưa ra.
Nếu bạn muốn có một bản lý lịch tự thuật (CV) tốt nhất, bạn cần phải học cách tổ chức bản CV. Để hấp dẫn và thuyết phục hơn, bạn cũng nên phải thay đổi phong cách viết cho phù hợp.

Mẫu đơn xin việc viết tay.Viết thế nào để cho hiệu quả?

Mau don xin viec viet tay - Bài viết sẽ phân tích đặc điểm của mẫu đơn xin việc viết tay và cách viết 1 mẫu đơn xin việc viết tay sao cho hiệu quả.

Trong thời đại Hi-tech như ngày nay, đa số các bạn trẻ đều cho rằng đơn xin việc viết tay là không cần thiết. Thậm chí, có nhiều bạn trẻ nhấn mạnh không bao giờ nộp hồ sơ tại những công ty yêu cầu viết đơn xin việc bằng tay. Tuy nhiên, với nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, đơn xin việc viết tay vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá ứng viên trước khi quyết định có nên mời họ tham gia phỏng vấn hay không...
cách viết đơn xin việc viết tay

Đơn xin việc viết tay


Trên các diễn đàn nghề nghiệp, có khá nhiều ý kiến xoay quanh lý do tại sao nhà tuyển dụng lại yêu cầu ứng viên phải gửi đơn xin việc viết tay. 

Theo khảo sát của từ các nhà tuyển dụng về kỹ năng viết tay của người xin việc, có thể rút ra các kết luận khá bất ngờ sau:

- 1/2 nhà tuyển dụng được hỏi đã cho biết, họ sẽ cho điểm số cao đối với những ứng viên có kỹ năng viết tay tốt.
- Đa số ứng viên không vượt qua được ngưỡng phỏng vấn ban đầu, không phải do thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực ứng tuyển, mà là do đơn xin việc viết tay của họ quá kém cỏi.
- 3,1 tỳ đô la là số tiền mà các công ty Mỹ phải chi ra hàng năm chỉ để nâng cao kỹ năng viết tay cho công nhân viên.

Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đơn xin việc viết tay trong việc mang đến thành công bất ngờ cho các ứng viên. Để có một bức thư xin việc viết tay hiệu quả, cần tuân thủ các yếu tố sau:

Viết đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không được viết tắt trong các bức thư xin việc của mình. Việc viết tắt có thể khiến nhà tuyển dụng đánh đồng với tính cách ẩu thả, không tôn trọng người đọc và không quan tâm gì đến công việc đang ứng tuyển.
Trung thành với mực xanh hoặc đen truyền thống. Đừng sáng tạo bằng màu mực “bảy sắc cầu vồng”, vì đây không phải là “tác phẩm nghệ thuật” hay “thư kết bạn bốn phương”.
Đừng biến đơn xin việc thành mớ thập cẩm của đủ loại mực với nhiều loại bút khác nhau. Nếu bạn nghĩ rằng nên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng các bôi đỏ tiêu đề hay gạch chân, đánh dấu hoa thị v.v… thì nên xem lại, vì những cách thể hiện này làm bức thư trở nên thiếu chuyên nghiệp và giống một bài làm văn của học sinh hơn là đơn ứng cử của một chuyên gia đầy kinh nghiệm. Dùng bút mực thay cho bút bi khi viết đơn cũng là một gợi ý hay.
Một lá đơn xin việc được viết sạch đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng thẳng lối sẽ tạo ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Do đó bạn đừng ngại tập trung công sức của mình vào đây.
Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Với đơn xin việc viết tay, bạn không cần phải gò mình theo một form chuẩn nào cả. Đây chính là nơi để bạn thể hiện cá tính riêng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng nên nhớ rằng, sáng tạo không có nghĩa là bay bổng đến mức lố bịch, dù sao vẫn có những tiêu chuẩn chung cần phải tuân theo.

Vậy đâu là những tiêu chuẩn chung phải tuân thủ để có một lá đơn xin việc hay và hiệu quả? Bạn có thể tham khảo cách viết truyền thống thường được sử dụng sau đây:

Một lá đơn xin việc viết tay phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc và giúp người đọc dễ theo dõi với kết cấu hợp lý, logic. Bạn có thể mở đầu bằng địa chỉ, số điện thoại liên lạc, cũng có thể để cập đến ngày viết đơn. Tên người nhận đơn xin việc phải là tên của người bạn thấy trong mẫu quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi tiết thông tin người tuyển dụng, nên thay đổi linh hoạt bằng cách viết lời chào sao cho phù hợp và lịch sự nhất.

Về Nội dung :
* Trình bày cho nhà tuyển dụng biết bạn đã thấy thông tin tuyển dụng bằng cách nào và vào thời điểm nào.
* Nêu rõ tất cả các thông tin về công việc trước đây của bạn. Sẽ không gì tốt hơn cho bạn khi nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ ràng và hình dung được quá trình công tác của bạn, từ đó suy ra kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn gặt hái được. Nếu đã từng làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng thì hãy chú ý nhấn mạnh điều đó, vì đây sẽ là “điểm cộng” để bạn ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng. 
* Bạn nên cung cấp thêm các thông tin liên lạc của mình như số điện thoại liên lạc, địa chỉ email vv...vào cuối thư. Và đừng quên giải thích vì sao bạn sẽ là ứng viên phù hợp nhất cho công việc đang tuyển. Chỉ cần chút khéo léo, bạn đã có thể ghi thêm điểm ấn tượng vào hồ sơ của mình.    
* Bạn cũng đừng quên ký tên rõ ràng và ghi đầy đủ tên họ ngay sau chữ ký vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với các lá đơn xin việc viết tay hay đánh máy, trừ khi bạn gửi bằng thư điện tử. 

Cách viết đơn xin việc viết tay


Những điều nên ghi nhớ khi soạn một lá thư xin việc viết tay:
* Cần phải tìm hiểu về công ty và công việc sắp ứng tuyển càng nhiều càng tốt, có thể qua website của công ty đó, hay qua bạn bè, qua báo chí v.v… trước khi bắt tay viết đơn xin việc 
* Suy nghĩ thật kỹ về những gì chuẩn bị viết trong đơn, và khi viết nên viết đi viết lại nhiều lần đến khi có được một lá đơn xin việc mà bạn tâm đắc nhất.
* Một bức thư chuyên nghiệp cách mấy mà phạm phải sai lầm trong lỗi ngữ pháp và chính tả cũng là điều không thể chấp nhận được, vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định gửi đến tay nhà tuyển dụng. 
* Cách trình bày trong đơn rất quan trọng, việc chọn loại giấy phù hợp cũng sẽ quyết định đến hiệu quả của lá đơn xin việc.  
* Luôn gửi kèm đơn xin việc bản gốc với thư giới thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan. Trong khi các văn bằng là bản photo thì bạn phải chắc rằng không gửi đơn xin việc bản copy, nếu không muốn bị đánh giá là hời hợt, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.
* Bạn cũng có thể thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với công ty nào. Nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng vấn.
* Việc cập nhật lý lịch là rất quan trọng để nhà tuyển dụng nắm bắt kịp thời quá trình phát triển của bạn. Và với mỗi công việc cần có một bản lý lịch được điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng.

Về thứ tự trình bày, nên nhớ rằng, dù chỉ là một lá đơn xin việc thì việc đảm bảo trình tự chung: “mở bài, thân bài, kết luận” cũng là điều hết sức quan trọng. Bằng ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động và đầy đủ ý, bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Về nội dung cho từng đoạn, có thể tham khảo cách viết sau:
* Với phần Mở đầu: Việc nêu lý do vì sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng là rất cần thiết. Đây là cách hiệu quả để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty, cũng như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
Phần Thân bài: Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhớ về bạn giữa muôn ngàn hồ sơ xin việc khác nếu bạn chứng minh cho họ thấy được giá trị và lợi ích lâu dài mà bạn sẽ đem đến cho doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên nhấn mạnh về học vấn, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của mình.  
Và Đoạn Kết: Một là đơn xin việc hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng có thể sẽ không hiệu quả nếu bạn không mạnh dạn đề cập đến mục đích của mình khi viết nó. Đề nghị được gặp người phụ trách tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc tham gia buổi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết
cách viết đơn xin việc viết tay


Cách viết đơn xin việc viết tay